Nhang trầm trong đời sống người SÀI GÒN

Nét văn hóa nhỏ làm nên con người SÀI GÒN

Nhang trầm trong quan niệm của người SÀI GÒN

Nhang trầm trong đời sống người SÀI GÒN HIỆN ĐẠI

Mocassini

Vô tình hình dung có thể thấy rằng Sài Gòn đang gồng mình phát triển từng giờ hay khẳng định cái văn hóa riêng mà con người Sài Gòn đã gìn giữ ngần ấy năm. Nhưng liệu điều này có bị chèn ép bởi cái xã hội Việt đang hội nhập trong thời buổi giao thoa đa văn hóa này. Có một phát ngôn của một nữ nhà báo Marianne Brown trên trang Total Travel của Úc: “Sự hứng thú của chúng tôi với Sài Gòn sẽ giảm đi nhiều nếu thành phố không gìn giữ được những công trình kiến trúc cũ. Nếu điều đó xảy ra, có thể chúng tôi sẽ đến Bangkok thay vì lựa chọn Sài Gòn”. Đồng ý là việc xâm phạm những kiến trúc xưa có ảnh hưởng đến cái thành phố “Hòn ngọc viễn đông” này, nhưng nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy cái văn hóa đẹp của người Sài Gòn vẫn còn đó, vẫn hiện diện trong đời sống hàng ngày của họ. Đó là những cái vẫy tay đón khách vô cùng thân thiện của những chú chạy xích lô, là những nhắc nhở “gạt chân chống lên kìa con” của những cô chú chạy phía sau, hay là cái khói của nhang trầm vẫn nghi ngút ở mọi không gian gia đình, đền, chùa, v.v.

À, nói đến đây chúng tôi chợt nhận ra rằng có một đặc điểm thể hiện rõ nét về con người Sài Gòn mà chúng tôi vô tình bắt gặp được. Chuyện là trong một ngày cuối tháng 3, chúng tôi đang thực hiện cuộc khảo sát về hành vi sử dụng nhang trầm của con người Sài Gòn tại khu vực quận 5,6. Thật không thể tin được là mỗi ngôi nhà tại đây đều nghi ngút khói nhang trầm, mùi hương của nhang còn lan tỏa ra cả ngoài đường khiến tôi không khỏi tò mò vì thường mọi người chỉ thắp nhang vào buổi tối, còn đằng này là cả ban ngày đấy. Thấy vậy tôi bèn đánh liều tấp vào hỏi một chú bên đường, chú bảo: “Đây là thói quen của con người nơi đây rồi con ơi, mỗi ngày ra sân mà không ngửi thấy mùi này là không chịu được”.

Quả thật là một nét đặc trưng của con người Sài Gòn đúng không nào? Bạn sẽ còn tò mò về khi đọc những thông tin bên dưới đây.

Văn hóa Sài Gòn là thế, thói quen con người Sài Gòn là thế, nhưng bạn có từng tò mò vì sao nhang trầm lại trở thành một trong những văn hóa đẹp của con người nơi đây không?

Sở dĩ như vậy, bởi từ thời Việt Nam Cộng Hòa, người Sài Gòn đã biết đến những công dụng của nhang trầm ngoài việc chỉ thắp nhang trên bàn thờ gia tiên, thì chúng còn giúp tạo bầu không gian ấm cúng trong gia đình. Nhiều người còn quan niệm rằng, nhang trầm chính sứ giả giúp chuyển những lời cầu nguyện ban phước lành đến Chư Phật, Thần Tài hay lời cầu nguyện của người trần gian đến người đã mất.

Dòng chảy thời gian vẫn tiếp tục, Sài Gòn vẫn cứ phát triển, nhưng thói quen đốt nhang trầm vẫn tồn tại trong đời sống hàng ngày của con người nơi đây.

Góc nhìn của người Sài Gòn ngày càng đa dạng, họ luôn đổi mới một thứ gì đó cho phù hợp với nhịp sống hiện đại, và nhang trầm là một trong số đó. Bằng chứng là ngày nay, nhang trầm không chỉ đơn thuần được thắp trên bàn thờ gia tiên, chúng còn được dùng cho nhiều mục đích khác nhau. Có thể kể đến như đặt trong văn phòng làm việc, tạo bầu không khí dễ chịu và thoải mái dành cho những người tập yoga, thiền định, hay chỉ đơn giản là dùng để thưởng trầm cùng những tách trà và đàm đạo cùng những người bạn, v.v.

Vô tình hình dung có thể thấy rằng Sài Gòn đang gồng mình phát triển từng giờ hay khẳng định cái văn hóa riêng mà con người Sài Gòn đã gìn giữ ngần ấy năm. Nhưng liệu điều này có bị chèn ép bởi cái xã hội Việt đang hội nhập trong thời buổi giao thoa đa văn hóa này.

Có một phát ngôn của một nữ nhà báo Marianne Brown trên trang Total Travel của Úc: “Sự hứng thú của chúng tôi với Sài Gòn sẽ giảm đi nhiều nếu thành phố không gìn giữ được những công trình kiến trúc cũ. Nếu điều đó xảy ra, có thể chúng tôi sẽ đến Bangkok thay vì lựa chọn Sài Gòn”. Đồng ý là việc xâm phạm những kiến trúc xưa có ảnh hưởng đến cái thành phố “Hòn ngọc viễn đông” này, nhưng nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy cái văn hóa đẹp của người Sài Gòn vẫn còn đó, vẫn hiện diện trong đời sống hàng ngày của họ. Đó là những cái vẫy tay đón khách vô cùng thân thiện của những chú chạy xích lô, là những nhắc nhở “gạt chân chống lên kìa con” của những cô chú chạy phía sau, hay là cái khói của nhang trầm vẫn nghi ngút ở mọi không gian gia đình, đền, chùa, v.v.

À, nói đến đây chúng tôi chợt nhận ra rằng có một đặc điểm thể hiện rõ nét về con người Sài Gòn mà chúng tôi vô tình bắt gặp được. Chuyện là trong một ngày cuối tháng 3, chúng tôi đang thực hiện cuộc khảo sát về hành vi sử dụng nhang trầm của con người Sài Gòn tại khu vực quận 5,6. Thật không thể tin được là mỗi ngôi nhà tại đây đều nghi ngút khói nhang trầm, mùi hương của nhang còn lan tỏa ra cả ngoài đường khiến tôi không khỏi tò mò vì thường mọi người chỉ thắp nhang vào buổi tối, còn đằng này là cả ban ngày đấy. Thấy vậy tôi bèn đánh liều tấp vào hỏi một chú bên đường, chú bảo: “Đây là thói quen của con người nơi đây rồi con ơi, mỗi ngày ra sân mà không ngửi thấy mùi này là không chịu được”.

Quả thật là một nét đặc trưng của con người Sài Gòn đúng không nào? Bạn sẽ còn tò mò về khi đọc những thông tin bên dưới đây.

Văn hóa Sài Gòn là thế, thói quen con người Sài Gòn là thế, nhưng bạn có từng tò mò vì sao nhang trầm lại trở thành một trong những văn hóa đẹp của con người nơi đây không?

Sở dĩ như vậy, bởi từ thời Việt Nam Cộng Hòa, người Sài Gòn đã biết đến những công dụng của nhang trầm ngoài việc chỉ thắp nhang trên bàn thờ gia tiên, thì chúng còn giúp tạo bầu không gian ấm cúng trong gia đình. Nhiều người còn quan niệm rằng, nhang trầm chính sứ giả giúp chuyển những lời cầu nguyện ban phước lành đến Chư Phật, Thần Tài hay lời cầu nguyện của người trần gian đến người đã mất.

Dòng chảy thời gian vẫn tiếp tục, Sài Gòn vẫn cứ phát triển, nhưng thói quen đốt nhang trầm vẫn tồn tại trong đời sống hàng ngày của con người nơi đây.

Góc nhìn của người Sài Gòn ngày càng đa dạng, họ luôn đổi mới một thứ gì đó cho phù hợp với nhịp sống hiện đại, và nhang trầm là một trong số đó. Bằng chứng là ngày nay, nhang trầm không chỉ đơn thuần được thắp trên bàn thờ gia tiên, chúng còn được dùng cho nhiều mục đích khác nhau. Có thể kể đến như đặt trong văn phòng làm việc, tạo bầu không khí dễ chịu và thoải mái dành cho những người tập yoga, thiền định, hay chỉ đơn giản là dùng để thưởng trầm cùng những tách trà và đàm đạo cùng những người bạn, v.v.